Nga sắp hoàn thành công trình cao 462 m chạm đỉnh châu Âu
Tháp Trung tâm Lakhta là tòa nhà chọc trời “siêu cao” (chỉ những công trình cao trên 300 m) đầu tiên tại thành phố St. Petersburg, Nga. Đây là cũng tòa tháp cao nhất châu Âu.
|
Theo các kiến trúc sư, tháp Trung tâm Lakhta cũng là tòa nhà chọc trời nằm gần Bắc cực nhất. Công trình có thiết kế như một mũi kim, được bố trí hệ thống đường kẻ dọc thân xoay vòng từ mặt đất lên đến đỉnh. Với thiết kế này, tòa tháp cũng trở thành một trong số công trình có thiết kế dạng xoắn cao nhất thế giới. Ảnh: Lakhta Center. |
|
Phần thân tháp dự kiến sử dụng cho mục đích thương mại và dân sinh cao khoảng 360 m, bên trên là nhà hàng cao cấp và đài quan sát bao quát cảnh tượng ngoạn mục của Vịnh Phần Lan. Cạnh công trình là một khu phức hợp dài 260 m. Ảnh: Lakhta Center. |
|
Tháp Trung tâm Lakhta được khởi công xây dựng vào năm 2012. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là trụ sở chính của tập đoàn khí đốt Gazprom, Nga. Trước khi tòa tháp này được xây dựng, danh hiệu “công trình cao nhất châu Âu” thuộc về Tháp Liên đoàn ở thủ đô Moscow, với chiều cao 374 m. Ảnh: Lakhta Center. |
|
Mặt tiền tòa tháp được tạo bởi 16.500 tấm kính chớp tự động, được thiết kế cân bằng nhiệt cho không gian bên trong. Chủ đầu tư công trình khẳng định đã cho lắp đặt nhiều công nghệ thân thiện với môi trường như hệ thống tái sử dụng và thanh lọc nước. Ảnh: Lakhta Center. |
|
“Bao quanh tòa tháp chính là nhiều không gian mở bên ngoài, gồm 3 quảng trường công cộng, một sân khấu ngoài trời với 2.000 ghế, nhiều đài phun nước và không gian đi bộ cho mọi người”, kiến trúc sư Philip Nikandrov, người tham gia thiết kế công trình tháp Trung tâm Lakhta, cho biết. Ảnh: Lakhta Center. |
|
Với chiều cao 462 m, tháp Trung tâm Lakhta xếp thứ 13 trong số những công trình cao nhất thế giới, theo CNN. Ảnh: Lakhta Center. |
|
Tòa tháp cũng xác lập một kỷ lục khác vào năm 2015. Phần móng công trình sâu 82 m dưới mặt đất được ghi nhận là khối bêtông được đổ liên tục lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, kỷ lục này bị phá vỡ 2 năm sau đó bởi một công trình ở Dubai. Ảnh: Lakhta Center. |
|
Tập đoàn Gazprom từ lâu đã muốn thành phố St. Petersburg trở thành nơi đặt trụ sở chính. Năm 2006, công ty dầu khí này đã khởi động một công trình xây dựng tại đây nhưng không thể thực hiện vì cư dân St. Petersburg cho rằng công trình này sẽ phá hủy không gian lịch sử của thành phố được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới năm 1990. Ảnh: Lakhta Center. |