Một số nội dung cần biết về chương trình phổ thông mới
Trong tháng 01/2018, Bộ GDĐT sẽ công bố Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới để lấy ý kiến rộng rãi trong toàn quốc.
Trong CTGDPT mới, các môn học dự kiến được bố trí như sau:
Một số điểm mới cụ thể so với CTGDPT hiện hành:
– Môn Văn ở cấp Tiểu học (TH) gọi là Tiếng Việt, cấp THCS và THPT là Ngữ Văn.
– Môn Đạo đức: cấp TH gọi là Đạo đức, cấp THCS là Giáo dục công dân và ở cấp THPT là Giáo dục Kinh tế và Pháp luật.
– Ở cấp THCS:
+ Các môn Lịch sử, Địa lý được ghép thành môn Lịch sử và Địa lý.
+ Các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học được ghép thành môn Khoa học Tự nhiên.
– Môn Tin học thay vì là môn tự chọn như hiện nay, trong chương trình mới Tin học trở thành môn bắt buộc có phân hóa.
– Ở cấp THPT, học sinh được học Âm nhạc và Mỹ thuật (CT cũ không có).
– Hoạt động trải nghiệm được tổ chức ở cả 3 cấp, đây không phải là một môn học mà là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp TH được gọi là Hoạt động trải nghiệm; ở THCS và THPT được gọi là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
– Môn Văn ở cấp Tiểu học (TH) gọi là Tiếng Việt, cấp THCS và THPT là Ngữ Văn.
– Môn Đạo đức: cấp TH gọi là Đạo đức, cấp THCS là Giáo dục công dân và ở cấp THPT là Giáo dục Kinh tế và Pháp luật.
– Ở cấp THCS:
+ Các môn Lịch sử, Địa lý được ghép thành môn Lịch sử và Địa lý.
+ Các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học được ghép thành môn Khoa học Tự nhiên.
– Môn Tin học thay vì là môn tự chọn như hiện nay, trong chương trình mới Tin học trở thành môn bắt buộc có phân hóa.
– Ở cấp THPT, học sinh được học Âm nhạc và Mỹ thuật (CT cũ không có).
– Hoạt động trải nghiệm được tổ chức ở cả 3 cấp, đây không phải là một môn học mà là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp TH được gọi là Hoạt động trải nghiệm; ở THCS và THPT được gọi là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Tác giả bài viết: Bùi Quý Khiê